Khám bệnh
theo phương pháp y học cổ truyền gồm có
bốn bước ( đông y gọi là tứ chẩn) đối chiếu sang tây y có Nhìn, sờ, gõ, nghe,
thì đông y có Vọng, văn, vấn, thiết
Vọng : Là nhìn, quan sát hình thái, vóc dáng, động
thái, sắc măt, màu sắc của da,lông, tóc móng,…vv ,và hình thái, cử động của lưỡi,
màu sắc rêu lưỡi.
Văn: Là Nghe, ngửi : Nghe là nghe tiếng nói, nghe tiếng
ho, tiếng nấc, tiếng thở của người bệnh.
Ngửi: là ngửi
khí vị, cụ thể là ngửi hơi thở thậm chí ngửi phân, nước tiểu của người bệnh.
Vấn : Là hỏi, hỏi là hỏi để biết nóng, lạnh , hỏi về mồ hôi,
hỏi về vị trí đau,
hỏi
về tiểu tiện, đại tiện hỏi
về kinh nguyệt hỏi
về nguyên nhân gây bệnh
Thiết
: sờ nắn- sờ nắn vùng bụng, lòng bàn chân, tay, vùng bị bệnh, bắt mạch để chẩn bệnh.
Vì
bệnh tật nhiều lúc diễn biến khác thường, việc chẩn bệnh cần phải tỉ mỉ thận trọng
áp dụng triệt để cả bốn phương pháp trên (Vọng, văn, vấn, thiết) thì ít khi nhầm lẫn, bỏ sót, không như một số bệnh
nhân cho rằng chỉ cần bắt mạch là biết hết thì đó là cách hiểu có phần phiến diện.
Xem
lưỡi tương ứng các tạng cơ thể Vị trí xem mạch chẩn bệnh