Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm không đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn
thương màng hoạt dịch sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mãn
tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm Khớp dạng
thấp có biểu hiện Viêm khớp và yếu tố dạng thấp trong máu. Đây là một bệnh
mãn tính thường gặp nhất trong nước ta cũng như ở nhiều nước trên thế giới
chiếm khoảng 0,5 đến 3% dân số, ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh chiếm tỷ lệ 20% dân
số. Viêm Khớp dạng thấp là bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng
viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng như Sưng
Đau, Cứng khớp buổi sáng, đối xứng hai bên, ngoài ra còn có biểu hiện toàn
thân như mệt mỏi, xanh xao, sốt, gày sút và tổn thương các cơ quan khác trên cơ
thể. Sau mỗi đợt tiến triển bệnh nó để lại hậu quả nặng nề cho khớp cho nên ta
cần khám sớm để có chẩn đoán sớm, điều trị sớm để ngăn chặn sự tiến triển của
bệnh làm hạn chế tổn thương cho khớp, hạn chế tàn phế cho người bệnh góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Cho tới nay nguyên nhân của bệnh Viêm khớp dạng thấp chưa được rõ ràng, người
ta thấy có một số yếu tố có liên quan như : Thời tiết, môi trường, nhiễm độc,
nhiễm khuẩn, virus và liên quan đến giới tính và cả yếu tố gia đình.
Để chẩn đoán xác định ta phải dựa vào các tiêu chuẩn
chẩn đoán của quốc tế. Cho đến nay người ta vẫn dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán
của hội Thấp khớp Hoa kỳ năm 1987 trong
đó có 7 tiêu chuẩn rất rõ ràng như :
1.Cứng khớp trên 1 giờ buổi sáng,
2. Sưng Đau từ 3/ 14 nhóm khớp các khớp ở ngoại biên như khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay và khớp
ngón gần. khớp gối cổ chân và bàn ngón chân.
3. Ưu tiên 3 nhóm khớp : ít nhất phải đau nhức 1/3 nhóm khớp
cổ tay, khớp các ngón gần và khớp bàn ngón tay
4. Viêm khớp có tính chất đối xứng 2 bên.
5. Có xuất hiện hạt dưới da ngay gần khớp.
6. Có yếu tố dạng thấp RF trong máu
7. Có hình ảnh đặc hiệu của khớp viêm trên phim XQ ( H/ả bào
mòn xương, khuyết xương, mất khoáng đầu xương)
Để chẩn đoán xác định thì phải có 4/ 7 tiêu chuẩn chẩn đoán.
Điều trị: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính trường
diễn nên khi điều trị cần phải kiên trì.
Bệnh Viêm khớp
dạng thấp nếu không kịp thời điều trị thì biến chứng thường gặp nhất là sự
biến dạng khớp và mu xung quanh khớp từ đó mất chức năng khớp. Sau khoảng từ 8
đến 10 năm bị bệnh có khoảng 15% số người bệnh bị tàn phế không thể tự sinh
hoạt mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Ngoài việc gây biến dạng khớp
thì bệnh Viêm Khớp dạng thấp còn gây ra các biến chứng khác trên các cơ quan
cuả cơ thể như Tim, Gan, Thận. Bệnh nhân có thể không thấy biểu hiện gì trong
thời gian dài tuy nhiên bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp là một bệnh có xu hướng
tăng nặng không ngừng có khả năng hủy hoại khớp xương và gây tàn tật.
Hiện nay Viêm khớp dạng thấp cũng có nhiều phương pháp điều trị:
Y học hiện đại:
có thuốc chống viêm giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho khớp
Khi điều trị chúng ta sử dụng 3 nhóm thuốc
1. Nhóm
thuốc giảm đau chống viêm chỉ nên dùng ngắn hạn, nếu hết triệu chứng đau thì có
thể ngừng nhóm này.
Nếu đợt tiến triển nặng rầm rộ có nguy
cơ cứng khớp, dính khớp nặng thì có thể dùng các thuốc Corticoid, thậm trí dùng
liều cao nhưng không được kéo dài.
2. Nhóm thuốc điều trị cơ bản
với liều lượng tùy từng bệnh nhân và sử dụng lâu dài
3. Nhóm thuốc sinh học để điều trị thẳng
vào bệnh Viêm khớp dạng thấp.
Y học cổ truyền :
Viêm khớp dạng thấp nằm trong chứng tý của y học cổ truyền,
ngay trong y văn cổ ( Nôi kinh, Tố vấn) cách đây hàng ngàn năm( thế kỷ thứ 5
trước công nguyên) đã được mô tả trong một chương gọi là chương “ Tý Loạn” đã
có nói về các bệnh xương khớp mãn tính và gọi chung là “Chứng tý”
Y học cổ truyền cho rằng sau những nguyên nhân bên ngoài như
yếu tố thay đổi thời tiết ( Phong, Hàn, Thấp) xâm phạm vào cơ thể làm cho khí
huyết vận hành trong mạch lạc không thông dẫn đến tắc mà trong đông y có quan
niệm “Thông bất thống, bất thông tắc thống” mà gây ra đau. Cho đến khi đến một
mức độ nào đó thì các yếu tố hóa hỏa gây nên hiện tượng Sưng Nóng Đỏ Đau tại
các khớp tương ứng với (giai đoạn tiến triển của tây y) nếu mà kéo dài lâu ngày
còn làm tổn thương đến các tạng phủ như là Can, Thận (Can chủ cân, Thận chủ cốt
tủy) do đó làm biến dạng xương, hạn chế vận động.
Đông y điều trị: dùng các loại thuốc khu phong trừ thấp, tán
hàn, thanh nhiệt, bổ khí huyết, bổ can thận, thông kinh lạc và ngoài ra dùng
liệu pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt .....vvv
Đông y điều trị cụ thể cho chứng tý chia ra nhiều thể lâm
sàng:
1. Phong
hàn tý: đau khớp mang tính di chuyển từ khớp này sang khớp khác thì pháp điều
trị phải Khu phong đầu tiên sau đó mới tán hàn trừ thấp. trường hợp này có thể
sử dụng bài cổ phương “ Phòng phong thang” làm cơ bản, từ đó có thể gia
giảm.
2. Thể
Hàn tý: triệu chứng đau nhiều khi gặp lạnh và đau tại chỗ và có thể đau dữ dội
thì khi đó ta phải Tán hàn làm đầu và thông kinh hoạt lạc lúc này ta sử dụng
bài thuốc “ Ô đầu thang” làm cơ bản để gia giảm
3. Thể
thấp tý: Yếu tố thấp đầu tiên, khi gặp ẩm thấp đau nặng lên và đau có tính co
rút thì phải trừ thấp làm đầu, ta sử
dụng bài cổ phương “ Ý dĩ nhân thang”
làm cơ bản sau đó có thể gia giảm
4. Thể
nhiệt tý: Nếu tiến triển nặng “ Sưng, nóng, đỏ, đau” các khớp ta có phải
sơ phong tiết nhiệt làm đầu, có thể sử dụng bài thuốc “ Bạch hổ gia quế chi
thang” , nếu mức độ vừa phải ta dùng bài “ Quế chi thược dược tri mẫu
thang” làm căn bản
5. Nếu Viêm
khớp dạng thấp kéo dài dẫn đến tình trạng teo cơ cứng khớp theo Y
học cổ truyền đã có tổn thương đến các tạng phủ mà đầu tiên là Can và Thận gây
ra co, biến dạng các khớp khi đó ngoài các thuốc có tác dụng khu phong tán hàn
trừ thấp ra người ta còn phải sử dụng các vị thuốc bổ Can Thận, khí huyết mà
bài thuốc tiêu biểu là “ Độc Hoạt Tang ký sinh thang”
Nhà Thuốc Đông y Trần Ngọc Chấn
phòng 6 ngõ 84 Hoàng Đạo Thành do bác sỹ Trần Thịnh 0989861369 kế thừa đã có phương thuốc tốt để điều trị
hiệu quả căn bệnh này.
Với bài thuốc gia truyền gồm 21 vị
thuốc quý như : Tang Ký Sinh, Độc hoạt,
khương hoạt,Toàn yết, Mã tiền chế, Một dược......vvv chắc chắn sẽ là lựa
chọn tốt để điều trị bệnh Viêm khớp dạng thấp góp phần cải thiện nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người bệnh.