Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường
Tiểu đường còn được gọi là đái tháo
đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố
insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh
tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường
hợp tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đường tiềm tàng) hoặc kết hợp với
các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung
bình và nặng.
Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (Tiểu đường phụ thuộc
Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn kiêng phải được chuẩn về chất
lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng.
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều
trị của bác sĩ.
Trong những ngày đầu hay trong những tuần đầu tiên, thức ăn phải được cân để
sau đó bệnh nhân biết cách ước tính trọng lượng của các loại thực phẩm một cách
tương đối.
Chế độ ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng: Nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao
động
Thể
trạng
|
Lao động nhẹ
|
Lao động vừa
|
Lao động nặng
|
Gầy
|
35
Kcal/kg
|
40
Kcal/kg
|
45 Kcal/kg
|
Trung
bình
|
30
Kcal/kg
|
35
Kcal/kg
|
40 Kcal/kg
|
Mập
|
25
Kcal/kg
|
30
Kcal/kg
|
35 Kcal/kg
|
Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng
protit, lipit cần thiết cho cơ thể trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo
chung của khẩu phần, protid chiếm 15%, lipit 35%.
Một số áp dụng trên thực tế:
- Thực phẩm cung cấp gluxit : Bánh mì 40g, gạo 25g, mì sợi 30g, khoai
tây 100g, khoai mì tươi 60g, đậu 40g, 1 trái cam vừa, 1 trái chuối vừa, 1 trái
táo, 100g nho, 250g dâu tây, 1 trái thơm, 1 trái xoài vừa đều tương đương với
20g gluxit.
- Thực phẩm cung cấp protit: 100g thịt nạc tương đương với 15-18g protit
- Thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn tương đương với 90-100g lipit.
1. Đối với
thức ăn chứa tinh bột:
Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn
với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa
vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường
xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và
khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng
hoặc hầm chứ không nên chiên xào.
2. Đối với chất đạm:
Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích...
thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu
tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho
việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn
các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó
có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách
chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.
3. Đối với chất béo:
Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào
phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực
vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè
4. Rau, trái cây tươi:
Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và
trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ
sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất
xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và
đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt,
người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho,
xoài, na, nhãn...
5. Chất ngọt
Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm
trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên
của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu...
Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường
trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào
mà vẫn giữ được ngon miệng.
Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan
trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị
bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân,
cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần
tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.
Ăn kiêng như thế nào?
-Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê,
kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
-Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì
xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...),
bánh bích qui, trái cây ngọt.
-Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất
cả các loại đậu.
Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp
cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở
thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không
quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa
vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho
bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.
Nếu cần: - 1200-1600 Kcalo/ngày thì nên chia ba bữa theo tỉ lệ 1/3 - 1/3 -
1/3
- 2000-2500 Kcalo/ngày thì nên chia bốn bữa theo tỉ lệ 2/7 - 2/7 -
2/7 - 1/7
- trên 2500 Kcalo/ngày thì nên chia năm bữa theo tỉ lệ 2/9 - 2/9 - 2/9 -
2/9 - 1/9
Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa
vào những bữa ăn chính.
Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có
thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước,
hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây
nhất là các loại họ đậu.
Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có
thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường
huyết.