Nhà Thuốc đông y gia truyền Trần
Ngọc Chấn có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời. Theo gia phả họ Trần còn ghi chép lại được thì Cụ thượng tổ khởi
nghiệp y đời thứ nhất là Cụ Trần Hữu Tạo giai đoạn (1580 - 1650) đến Lương y
Trần Ngọc Chấn ( 1916-1995) là đời thứ
13, lương y Trần Ngọc Tấn (con trai lớn của cụ Chấn) là đời thứ 14 và đến bác sỹ Trần Thịnh là đời
thứ 15 liên tục kế thừa. Trải qua hàng trăm năm phát triển tuy ở mỗi đời lại có
thêm những tích lũy, những thành tựu mới nhưng gia quy vẫn luôn được giữ gìn,
các bài thuốc quý vẫn luôn được con cháu đem ra thực hành cứu chữa cho hàng
ngàn bệnh nhân. Theo ghi chép trong gia phả thì từ đời các Cụ thượng tổ đến nay
cứ cách 1- 2 đời gia tộc họ Trần lại có một vài người vừa làm quan trong triều vừa là một lương y
giỏi trong vùng, còn khi không ra làm quan thì các cụ lại vừa làm thầy đồ dạy
chữ nho vừa làm thầy thuốc cứu chữa cho người dân trong vùng bởi vậy
truyền thống dòng họ là " Nho Y kế thế".
Sau đây xin phép được nêu ra sơ lược về thân thế sự nghiệp các lương y, bác sỹ
5 đời gần nhất.
Cụ lương y : Trần Ngọc Báo: (1873-1963) Đời thứ 11
Cụ là người có vóc dáng tầm thước
cao 1m85 tính tình nghiêm nghị thận trọng, kiên quyết, giản dị tiết kiệm. Cụ có dáng ngồi vững tựa chuông đồng.
từ trẻ cụ đã được truyền thụ y
nghiệp vì là người cầu thị nên cụ sớm trở thành thầy thuốc giỏi, tận tụy, Cụ rất
ưa thích bộ sách Thọ Thế, Cụ tỷ mỉ chế ra nhiều cao đan hoàn tán, Cụ có
sở trường trị bệnh nhi khoa, thuốc suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, đặc biệt
có kinh nghiệm chữa bệnh đậu mùa, dập được nhiều vụ dịch tiêu biểu như vụ Cụ
cứu trăm người dân xã Quảng Nạp huyện Thanh Ba - Phú Thọ do vậy vì cảm ơn
đức của Cụ chức sắc và dân làng đã tặng Cụ đôi câu đối chữ hán
" Hạc toán tràng sinh, quế tử
lan tôn bằng hậu ấm
Long chân đế vượng, kim tinh ngọc
kiểm khế linh thuyên."
ý nghĩa
Tuổi hạc bền lâu, con quế cháu lan
nương bóng cả
Lộc tài thịnh vượng, vàng dòng ngọc
nén chứa đầy kho.
Cụ lương y Trần
Ngọc Đức ( 1895- 1982) Đời thứ 12
Cụ Trần
Ngọc Đức được sinh ra trong gia đình nho học, có truyền thống nho y nên từ nhỏ Cụ đã được giáo dục theo Khổng Mạnh lại gặp thời tân học nên Cụ thạo cả quốc
ngữ, Cụ thi đậu khóa sinh.Trước cách mạng tháng 8 Cụ từng làm hương sư tại xã
Hy Cương, làng Khang Phụ sau Cụ về quê nhà xã Thạch Sơn- Lâm Thao dạy học và
làm thuốc. Cụ sớm giác ngộ cách mạng, năm 1945 Cụ tham gia Việt Minh và làm Chủ
tịch xã, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ cụ tham gia Liên- Việt huyện
Lâm Thao và giữ chức phó chủ tịch Liên- Việt huyện Lâm Thao. Sau những năm
tháng vất vả Cụ lại trở về quê nhà làm lương y cứu nhân độ thế. năm 1966 khi con trai trưởng của Cụ là lương y Trần Ngọc Chấn về công tác tại
khoa đông y viện 108 thì cũng là lúc Cụ được cử đi học tại Trung Quốc. Hết khóa
học cụ trở về đúng lúc Tỉnh thành lập hội đông y và Cụ được bầu làm phó hội
trưởng hội đông y Tỉnh, vài năm sau bệnh viện tỉnh Phú Thọ thành lập khoa đông
y và Cụ lại được mời về làm việc tại khoa này. Sau này khi Ông Trần Ngọc
Chấn từ một chủ nhiệm khoa đông y viện 108 kéo quân về thành lập Viện
đông y quân đội từ năm 1978 đến 1981 Cụ lại được các bác sỹ nơi đây mời về
giảng bài.
Lương y Trần
Ngọc Chấn (1916-1995) Đời thứ 13
Cụ Trần Ngọc Chấn sinh trưởng trong gia đình có bề dày truyền thống Cụ sớm được
cha đẻ là Cụ Trần Ngọc Đức dạy làm thuốc và nho học. Cụ là người thông minh
học một biết mười nên đã nhanh chóng trở thành một lương y nổi tiếng trong vùng. Đặc biệt năm 1944 ở xã Phùng Nguyên có bệnh dịch tả rầm rộ làm chết rất nhiều người, nhiều thầy thuốc cũng bó tay, lúc này thầy thuốc trẻ Trần Ngọc Chấn đã lục tìm trong pho sách cổ của gia đình, vận dụng hiểu biết của mình thực hiện bài thuốc có nhiều vị gia giảm trong đó chọn lấy vị Tàm thỉ làm chủ lực và kết quả thật không ngờ hàng trăm người được cứu sống từ đó tiếng tăm của thầy Chấn vang dậy khắp vùng. Năm 1945
Giống như cha của mình Cụ về làng làm hương sư. Trước cách mạng tháng 8/1945 Cụ làm
trưởng bạ xã ( Địa chính xã) nên được dân làng gọi trưởng bạ Chấn. Năm 1945-1946 cả vùng Chợ Mè quanh thị xã Phú Thọ và các xã lân cận có dịch sốt rét vàng da gây ra cái chết cho hàng chục người Cụ Trần Ngọc Chấn đến kịp thời dùng bài thuốc "Tang cúc ẩm" gia giảm để chữa chạy. Hàng trăm người quanh vùng được cứu thoát trong vụ dịch ghê gớm này. Cụ
tham gia Việt Minh tại vùng Thanh Ba đến năm 1947 Cụ thoát ly làm công tác
trong nghành y quân đội, năm 1948 Cụ được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam.
kinh qua nhiều công tác có thời gian làm ở xưởng bào chế XB3, lại có lúc công
tác tại viện K71. Cụ luôn tìm tòi, nghiên cứu và say mê nghề thuốc nên Cụ có
trình độ uyên thâm, Cụ đem kiến thức này phục vụ công tác chữa trị cho bộ đội
suốt những năm kháng chiến chống Pháp. Khi hòa bình lập lại Cụ được điều về
quân y viện 108 làm công tác y vụ. đến khi y học cổ truyền phát triển, viện
quân y 108 thành lập khoa khoa y học cổ truyền Cụ được điều về làm chủ nhiệm khoa đầu
tiên của khoa y học cổ truyền viện 108, giai đoạn này Cụ là người sớm đã đưa
ra nhiều thực nghiệm kết hợp Đông-Tây y điều trị và điều trị rất hiệu quả
nhiều bệnh khó. năm 1968 Cụ được cử đi học tập y học cổ truyền tại Trung Quốc
đây chính
là bước ngoặt lớn trong quyết sách của Cụ, từ đây Cụ làm cuộc vận động để
thành lập một bệnh viện đông y riêng cho quân đội. Đến khi được bộ quốc phòng,
tổng cục hậu cần nhất trí Cụ lại là người lo thủ tục thành lập viện. Việc
thành lập viện là công sức nhiều người nhưng Cụ là người đóng góp công sức rất
quan trọng. đến khi thành lập viện hoàn tất Cụ được bầu làm phó viện trưởng
phụ trách chuyên môn của viện, trong thời gian công tác tại đây Cụ đã có 22 đề
tài khoa học trong đó đặc biệt có đề tài chữa bệnh viêm tắc động mạch chi một bệnh rất
khó đạt hiệu quả 98% đã và đang được ứng dụng điều trị rất hiệu quả tại viện Y
học cổ truyền quân đội cũng như tại nhà Cụ là phòng 101A- C25 phường Kim Giang ( Nay là phòng 6 ngõ 84 Hoàng Đạo Thành-
Kim Giang- Thanh Xuân- HN). Đến năm 1989 Cụ là một trong 4 lương y trên toàn
quốc được nhà nước phong tặng danh hiệu
cao quý “Thầy thuốc ưu tú” trong đợt đầu tiên. Năm 1992 Cụ về nghỉ hưu tại nhà riêng
khám bệnh tại nhà phục vụ nhân dân, Năm 1995 Cụ ra đi ở tuổi 80. Để tưởng nhớ Cụ và mong muốn tên tuổi, tư tưởng của Cụ được lưu truyền mãi soi sáng cho con cháu, con trai lớn của Cụ là
lương y Trần Ngọc Tấn quyết định đặt tên nhà thuốc tại nhà cũ của Cụ khi còn sống là
“ Nhà Thuốc đông y gia truyền Trần Ngọc Chấn” Nay là Nhà Thuốc đông y gia truyền Trần Ngọc Chấn phòng 6 ngõ 84 Hoàng Đạo Thành- Kim Giang- Thanh Xuân- HN.
Lương y Trần Ngọc Tấn - Lương y Nguyễn Thị Thân Đời
thứ 14
Lương y Trần Ngọc Tấn là con trai
lớn của lương y Trần Ngọc Chấn lúc trẻ Ông
tham gia quân ngũ trong kháng chiến chống Mỹ, công tác tại V32 sau đó ông về
công tác tại binh đoàn 11 trong những năm tháng này Ông vừa công tác vừa học nghề của
cha đồng thời tham gia học tập y dược học cổ truyền tại Hội đông y thành phố Hà
Nội, và hội đông y tỉnh Hà Tây. Tuy học,
làm nghề khi đã lớn tuổi nhưng ông là người có nhận thức tốt nên nhanh chóng
học được nhiều bí quyết nghề của Cha, Ông cũng mạnh dạn đưa những kiến thức học
hỏi được đem áp dụng vào điều trị đạt hiệu quả cao cho nhiều bệnh nhân.
Lương y đa khoa quốc gia Nguyễn Thị
Thân là con dâu lớn của của lương y Trần Ngọc Chấn lúc trẻ Bà vốn học tây y, từng công tác tại
bệnh viện nhà máy supe phốt phát lâm
thao, sau đó về công tác tại ban quân y Z157 thuộc bộ quốc phòng. Sau khi thành thân
với ông Trần Ngọc Tấn Bà đã được bố chồng là Lương y Trần Ngọc Chấn
nhận thấy là người có tư chất tốt, hiền thục phúc hậu nên Cụ trực tiếp truyền thụ kiến thức, bí quyết nghề y của gia đình cho bà trong nhiều năm nên
sau đó bà cũng là người có kiến thức sâu, làm nghề có nhiều uy tín. Đến khi bà nghỉ
hưu về khám chữa bệnh cho nhân dân tại Nhà Thuốc đông y gia truyền Trần
Ngọc Chấn phòng 6 ngõ 84 Hoàng Đạo Thành- Kim Giang- TX-HN.
Bác sỹ: Trần Thịnh Đời thứ 15
Bác sỹ Trần Thịnh là là con trưởng của lương y Trần
Ngọc Tấn và lương y Nguyễn Thị Thân. Sinh trưởng trong gia đình có bề dày truyền
thống khi bắt đầu theo học nghề y ở trường anh Thịnh sống cùng ông nội mình là lương
y Trần Ngọc Chấn được ông cầm tay chỉ việc, sau khi ông nội qua đời anh tiếp tục
được cha mẹ mình truyền thụ kiến thức đồng thời tham gia học tại trường chính
quy của quốc gia. Ghi nhớ lời dạy của ông nội là“ muốn làm thầy thuốc đông y
giỏi cần học thêm chữ hán để nghiên cứu chuyên sâu”, theo truyền thống nho y của
gia đình anh đã theo học và tốt nghiệp bác sỹ đông y, tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ tiếng Trung Quốc và cử nhân Hán Nôm của đại học quốc gia, hiện nay
anh đang công tác tại viện y học cổ truyền quân đội.